Nhân dịp kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930-14/10/2021), Hội Nông dân thị trấn Thiên Cầm tổ chức gặp mặt ôn lại truyền thống vẻ vang của giai cấp nông dân trong 91 năm qua.
Tham dự buổi gặp mặt có các đồng chí trong Ban thường vụ Đảng ủy - TT HĐND - Lãnh đạo UBND- TT UBMTTQ, các ban, ngành, đoàn thể, ban chấp hành các chi hội Nông dân.
Buổi lễ đã được nghe đồng chí Hoàng Bá Vỹ, chủ tịch Hội Nông dân thị trấn báo cáo truyền thống của Hội Nông dân Việt Nam 91 năm qua đồng thời trình bày những kết quả mà Hội Nông dân thị nhà đã đạt được năm 2021. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lượcCác thế hệ nông dân thị trấn Thiên Cầm đã vượt lên muôn vàn khó khăn, gian khổ, hiến dâng cả máu xương để bảo vệ tổ quốc thân yêu, với với tinh thần vừa chống chọi với giặc ngoại xâm, vừa chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, thi đua lao động sản xuất, đóng góp sức người, sức của phục vụ chiến trường và xây dựng hậu phương vững chắc. Trong công cuộc đổi mới của quê hương, giai cấp nông dân thị nhà bằng nổ lực của chính mình không ngừng tuyên truyền vận động hội viên, nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học, thâm canh tăng năng suất lao động, tổ chức các lớp học nghề, hội thảo, tín chấp cho nông dân vay vốn, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nhằm nâng cao đời sống hội viên nông dân và nâng cao vai trò của tổ chức hội. Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, Hội đã chủ động phối hợp với các công ty, các nhà máy, các Trung tâm dạy nghề để cung ứng các loại vật tư phân bón, tổ chức tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỷ thuật, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho hội viên và nông dân. Phối hợp với các ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội uỷ thác nguồn vốn tạo điều kiện cho hội viên và nông dân làm ăn phát triển kinh tế. Chỉ tính đến tháng 10/2021 tổng dư nợ nguồn vốn uỷ thác đạt 16,7 tỷ đồng, trong đó vốn vay Ngân hàng NN là trên 12 tỷ đồng với 184 hộ vay, vốn vay Ngân hàng CSXH 4,1 tỷ đồng với 98 hộ vay, cung ứng trên 500 giống cây ăn quả các loại; .Vận động cán bộ, hội viên nông dân đầu tàu, gương mẫu chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng - Chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đi đầu trong các phong trào như chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phá bờ vùng bờ thửa nhỏ tạo thành ô thửa lớn, đầu tư mua sắm các loại máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ. Huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, đường, trường, trạm, giải tỏa hành lang giao thông, hiến đất đai, tài sản, xóa bỏ vườn tạp, chỉnh trang vườn hộ, xây dựng vườn mẫu, khu dân cư mẫu được cán bộ hội viên đồng tình hưởng ứng . Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, với sự hỗ trợ của Nhà nước, nông dân đã đóng góp xây dựng được 3212 m đường bê tông xi măng; hơn 2700m rãnh thoát nước; 673m kênh mương nội đồng, giải phóng được 4307m hành lang giao thông, đắp được 1326m lề đường, láng được 4354m lề đường giao thông... Phong trào xây dựng vườn mẫu, khu dân cư mẫu, Xóa bỏ vườn tạp chỉnh trang vườn hộ được cán bộ hội viên đồng tình hưởng ứng. Tổ chức hội đã phối hợp chỉ đạo xây dựng và sắp hoàn thành 3 vườn mẫu, vận động hội viên và nông dân xóa bỏ 105 vườn tạp, hiến hơn 3000m2 đất và tài sản khác trị giá trên 3 tỷ đồng, và đóng góp hàng ngàn ngày công để xây dựng chỉnh trang đô thị. Những kết quả đạt được đó đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi diện mạo của quê hương, Điển hình trong các phon trào là chi hội Trần Phú, chi hội Yên Hà, chi hội Nhân Hòa; về cá nhân điển hình trong việc hiến đất, hiến tài sản có hội viên Trần Hữu Dũng, Trần Quang Nghĩa, Nguyễn Văn Hạ, Nguyễn Tông Thoan chi hội Yên Hà, Nguyễn Văn Hùng chi hôi Trần Phú; về điển hình trong sản xuất, kinh doanh giỏi có các hội viên Nguyễn Trọng Chước, Nguyễn Tông Dương chi hội Trần Phú, Nguyễn Tiến Hùng chi hội Yên Thọ, Nguyễn Văn Tuấn, Trần Xuân Tính, Trần Văn Luận chi hôi Song Yên, Đặng Thế Sỵ, Nguyễn Văn Phú chi hôi Tân Phú...Thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh". Tổ chức Hội đã phát động hội viên đăng ký xây dựng gia đình văn hoá, thực hiện nếp sống văn minh, tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo tinh thần Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị và Chỉ thị 20 của Tỉnh Ủy Hà Tĩnh, hàng năm hội phát động đăng ký xây dựng gia đình văn hoá, có trên 95% gia đình hội viên tham gia và có trên 80% số hộ đạt tiêu chuẩn, vận động Hội viên thường xuyên chăm lo đến công tác học hành của con em, thực hiện các chính sách về dân số kế hoạch hoá gia đình, các chính sách về y tế, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em... Từ đó hoạt động của Hội đã thực sự có nhiều đổi mới và là vai trò trung tâm nòng cốt của tổ chức Hội trong phong trào nông dân. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về mọi mặt. Tích cực tham gia các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh. Tham gia tích cực trong công tác xây dựng Đảng, Chính quyền, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân bảo đảm ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.