Thực hiện Kế hoạch số 352/KH-UBND ngày 15/02/2023, huyện Cẩm Xuyên về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tuyên truyền tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 21/02/2023 của UBND thị trấn Thiên Cầm về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Dất đai (sửa đổi). Ngày 22/02/2023, UBND thị trấn Thiên Cầm tổ chức hội nghị lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luất Đất đai (sửa đổi), thành phần tham dự gồm có: Thường trực Đảng ủy, Thường trực HĐND, Lãnh đạo UBND,Thường trực UBMTTQ, toàn thể cán bộ, công chức cơ quan UBND thị trấn Thiên Cầm.
Mục đích nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15, đồng thời huy động trí tuệ, tâm huyết của Nhân dân hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) bảo đảm chất lượng, khoa học, khả thi, đồng bộ, hiệu quả; phản ánh ý chí, nguyện vọng, vì lợi ích nhân dân và tạo không gian, nguồn lực cho sự phát triển của đất nước.
Phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân để hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Mặt khác, tạo sự thống nhất và đồng thuận của nhân dân đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai; nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai. Chủ tịch UBND thị trấn Thiên Cầm yêu cầu việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân phải được tiến hành dân chủ, khoa học, công khai, minh bạch, thực chất; tổ chức lấy ý kiến nhân dân với các hình thức thích hợp, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia góp ý.
Đối tượng lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bao gồm: Các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn thị trấn; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn Thiên Cầm và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên của Mặt trận, các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, trạm y tế, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác.
Tại cuộc họp, các đại biểu cơ bản nhất trí và đánh giá cao sự cần thiết ban hành dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), xuất phát từ những bất cập còn tồn tại trong thực tế quản lý và sử dụng đất. Nội dung dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cơ bản đã thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu, chủ trương, giải pháp của Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương; điều chỉnh theo hướng khắc phục các tồn tại, hạn chế của Luật Đất đai 2013.
Bên cạnh đó cũng ghi nhận những ý kiến tham gia đóng góp cho dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) xoay quanh các vấn đề về giá đất, tranh chấp đất đai, cơ chế thực hiện dự án, đấu thầu, đấu giá, bồi thường tái định cư, phát triển quỹ đất, phân cấp Nhà nước trong thẩm định giá.
Đa số ý kiến cho rằng những điều khoản áp dụng của Luật cần được quy định cụ thể, chi tiết hơn nhằm tạo sự thống nhất trong cách hiểu và áp dụng khi Luật Đất đai (sửa đổi) được ban hành.
Nhằm kịp thời tổng hợp các ý kiến góp ý của Nhân dân, Thiên Cầm hiện đẩy mạnh, khuyến khích tiếp tục lấy ý kiến theo hình thức trực tuyến thông qua trang mạng xã hội./.